Quy trình sản xuất cấu kiện tại Công ty cổ phần KC thép Chi Việt CVC

Cắt: Theo bản vẽ gia công, công nhân đưa thép tấm qua máy cắt và cắt thành những phôi thép rời rạc của cấu kiện. Đối với các thành phần quá khổ (cánh kèo hoặc bụng kèo), ta sử dụng máy vát mép rồi hàn đối đầu 2 phôi thép. Đường hàn luôn đạt được tiêu chuẩn siêu âm, giúp cho sản phẩm có độ bền cực cao.

Gia công bản mã: để gắn kết các kết cấu thép lại với nhau, ta dùng bu-lông xiết chặt chúng thông qua các bản mã (bản đục lỗ liên kết). Công ty cổ phần KC thép Chi Việt CVC sử dụng nhiều máy khoan chuyên dụng, tạo ra các lỗ tròn hoặc ô-van cho bản mã mà không cần dùng đến gió đá. Nhờ vậy mà đảm bảo được tính kỹ thuật và thẩm mỹ cao.

Sau khi khoan cắt, các phôi thép được đo đạc lại để đảm bảo kích thước và đặt mã số chính xác.

Ráp: Các thành phần rời rạc trên được đưa sang máy ráp, tại đây chúng được nắn thẳng, bo cạnh và ráp thành các cấu kiện bởi các mối hàn tạm, theo đúng mã số đã chỉ định.Cấu kiện tạm được so khớp mã số để đảm bảo các thành phần không ráp nhầm.

Hàn: Để đảm bảo các thành phần của cấu kiện kết dính với nhau như một khối thống nhất, chúng được đưa qua hệ thống hàn Hồ quang chìm tự động. Với nhiệt độ hơn 1200 độ C, hai mép của 2 bản thép được nấu chảy và dính liền với nhau như được đúc ra từ khuôn.

 Đường hàn được kiểm tra bằng phương pháp siêu âm hoặc thử từ để đảm bảo độ liền lạc giữa 2 thành phần.

Nắn: Nhiệt độ cao của máy hàn làm cho các cấu kiện có thể bị vênh. Để đảm bảo các cấu kiện có độ chính xác tuyệt đối khi lắp dựng, chúng được đưa qua máy nắn. Tại đây, bằng động cơ thuỷ lực, các mặt bị vênh sẽ được nắn thẳng.

Các mặt cấu kiện được đo đạc bằng thước đo kỹ thuật để đảm bảo độ thẳng và vuông ke.

Ráp bản mã: Để đính các bản mã vào thân kèo, ta dùng máy cưa thép cưa thẳng 2 đầu cấu kiện trước khi lắp bản mã. Với kỹ thuật này, bản mã liên kết sẽ không bị cong vênh, việc lắp đặt khung kèo tại công trình cũng sẽ chính xác và thẩm mỹ hơn.

Vệ sinh: 30% tuổi thọ của công trình nhà thép được quyết định bởi chất lượng sơn phủ. Để sơn có độ bám cao và chịu được sự phá hoại do thời tiết, trước khi sơn, các cấu kiện thép được đưa vào máy phun bi tự động để làm sạch bề mặt (theo tiêu chuẩn SA 1.0 – 2.5). Các hạt bi thép được hàng chục động cơ thổi mạnh vào bề mặt các cấu kiện liên tục từ 10-30 phút, làm cho chúng ánh kim và tạo một độ nhám kỹ thuật “đặc trưng”, giúp sơn bám chặt hơn rất nhiều lần. Một lần nữa, nhân viên kiểm soát chất lượng lại đo đạc bề mặt cấu kiện để đảm bảo độ nhám đúng tiêu chuẩn đã cam kết.

Sơn: Cuối cùng là công đoạn sơn phủ cấu kiện. Có tất cả 3 lớp sơn phủ. Đầu tiên là sơn chống sét tiếp đến là 2 lớp sơn bao phủ. Các cấu kiện hoàn chỉnh được kiểm tra chất lượng trước khi vận chuyển ra công trình sẵn sàng cho việc lắp dựng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *